Tỷ lệ cấy implant thành công cho người hút thuốc lá là bao nhiêu?

Cấy implant hiện nay đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người để giải quyết tình trạng mất răng nhưng việc cấy răng implant sẽ khó thành công đối với một số người, đặc biệt là đối với người hay hút thuốc lá.

Tỷ lệ cấy implant thành công cho người hút thuốc lá là bao nhiêu?

1. Tỷ lệ cấy implant thành công cho người hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá có thể làm gia tăng khả năng thất bại của việc cấy ghép implant. Theo nghiên cứu thì tỷ lệ cấy implant thất bại đối với bệnh nhân hút thuốc lá dao động từ 6,5% đến 20%.

Đặc biệt, những đối tượng nghiện hút thuốc lá có nguy cơ thất bại cao hơn đối với phẫu thuật cấy ghép hàm trên so với cấy ghép xương hàm dưới. Sự co mạch máu do nicotine hấp thụ vào máu được chứng minh là một yếu tố liên quan đến thất bại của cấy ghép.

Tỷ lệ cấy implant thành công cho người hút thuốc lá

Một số nghiên cứu cụ thể đã đưa ra kết quả cụ thể hơn. Fartash đã công bố một nghiên cứu phát hiện ra tỷ lệ thất bại cao khi cấy ghép đối với những người nghiện thuốc lá nặng (30 – 40 điếu/ngày). Lindquist cũng báo cáo tỷ lệ gãy xương xung quanh cấy ghép đối với những người nghiện thuốc lá nặng (> 14 điếu/ngày) lớn hơn so với những người chỉ hút thuốc ( <14 điếu/ngày).

Gorman và đồng nghiệp đã thực hiện khảo sát những người được cấy ghép trên 2000 bộ phận và thấy rằng có nhiều ca thất bại hơn ở những bệnh nhân hút thuốc sau phẫu thuật giai đoạn 2.

Nghiên cứu của Queiroz và đồng nghiệp cũng chỉ ra rằng hoạt động của arginase, một enzyme trong nước bọt, tăng đáng kể ở những bệnh nhân hút thuốc lá có cấy ghép implant, do đó dẫn đến nồng độ oxit nitric thấp hơn, làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và thất bại cấy ghép.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ thất bại của cấy implant hàm trên ở người hút thuốc có thể cao gấp đôi so với người không hút thuốc. Để cải thiện tỷ lệ thành công của cấy ghép trên người hút thuốc, Bain và Moy khuyến khích người bệnh nên dừng hút thuốc ít nhất 1 tuần trước phẫu thuật và bỏ thuốc lá ít nhất 2 tháng sau phẫu thuật cấy Implant.

2. Cấy implant hút thuốc có làm vàng răng Implant không ?

Hút thuốc có thể gây ra nhiều tác hại đối với men răng và răng cấy Implant. Trong đó có tình trạng răng bị ố vàng. Dưới đây là tác hại của hút thuốc làm ảnh hưởng đến màu sắc của răng Implant:

2.1 Chất nhuộm độc hại có trong thuốc lá

Nicotine và các chất phụ gia khác trong thuốc lá có thể tạo ra các chất tẩy màu có thể gây ố vàng trên răng thậm chí cả răng Implant. Bên cạnh đó thuốc lá còn làm giảm đi độ trắng sáng của răng Implant làm cho răng trở nên sậm màu và không khoẻ mạnh. Hút thuốc lá gây tổn hại tới răng Implant

2.2 Gây viêm nướu và mất khả năng giữ răng Implant

Hút thuốc lá có thể gây kích ứng và tổn thương mô nướu, dẫn đến viêm nướu và giảm chức năng giữ răng Implant. Thuốc lá khiến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình nhổ răng và cấy ghép Implant.

2.3 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các mảng bám và vi khuẩn

Thuốc lá chính là nguyên nhân đẫn đến việc hình thành mảng bám và tích tụ vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng Implant và gây mất nước bóng. Làm cho quá trình tiêu xương hàm diễn ra nhanh chóng hơn, khiến việc cấy ghép trụ Implant gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra có thể làm giảm sự nhạy cảm của men răng và xương hàm với các vật thể cứng, dễ làm trụ Implant bị lung lay.

Để giữ cho răng implant trắng sáng và không bị ố vàng, quan trọng nhất là không hút thuốc lá. Ngoài ra, duy trì chăm sóc nha khoa thường xuyên, bao gồm việc đánh răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa và thăm khám bác sĩ nha khoa theo lịch hẹn được khuyến nghị có thể giúp giữ cho răng Implant và răng thật của bạn ở tình trạng khoẻ mạnh và sáng đẹp.