Như chúng ta đều đã biết, răng trẻ em sâu hỏng hay viêm tuỷ nặng đều phải được bọc răng sứ sau khi đã chữa trị dứt điểm căn bệnh. Mục đích giúp bảo vệ mô răng thật tốt hơn, không bị vi khuẩn xâm nhập.
Tuy nhiên nếu răng trẻ em mắc phải các vấn đề trên chúng ta sẽ xử lý thế nào? Có nên làm răng sứ cho bé không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nha!
Các bệnh răng miệng thường hay bắt gặp ở trẻ em
Sức khoẻ răng miệng có tác động rất lớn đối với quá trình phát triển của trẻ em, cả về tinh thần và thể xác. Chính vì thế cha mẹ cần phải chú ý giữ gìn sức khoẻ răng miệng cho trẻ. Những đứa trẻ gặp bệnh về răng miệng sẽ thường gặp phải các vấn đề như:
- Thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với mọi người và luôn sống cô lập.
- Gặp khó khăn trong việc tiêu hoá, lâu dài sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn kéo dài khiến cho cơ thể suy nhược.
Một số bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ:
- Sâu răng
Sâu răng là một trong những căn bệnh răng miệng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân do trẻ hay ăn nhiều đồ ngọt, khả năng vệ sinh răng miệng cũng không tốt. Những điều này khiến nồng độ axit trong thức ăn tăng cao, làm mòn men răng và xảy ra hiện tượng sâu răng.
- Viêm tủy răng
Viêm tuỷ răng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở tuỷ răng với các tổ chức bao quanh chóp răng. Nếu không điều trị sớm và triệt để, viêm tuỷ răng có thể khiến vi khuẩn tiếp tục ăn sâu vào trong tuỷ gây viêm nhiễm, hỏng răng.
- Răng bị lệch lạc, hô móm
Khi xương hàm không có đủ chỗ sẽ làm cho răng bé dễ mọc sai chỗ, chen chúc nhau. Hô, lệch lạc, chen chúc được gọi tắt là sai khớp cắn, biểu hiện là một trong hai hàm mọc nhô ra hoặc thụt vào so với hàm còn lại.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng hô, móm răng ở trẻ là do răng sữa bị rụng sớm, hoặc một số thói quen xấu từ bé của trẻ như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi. Di truyền từ bố mẹ cũng là một nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ răng trẻ bị mọc lệch, hô, móm.
-
Răng bị sún
Tình trạng sún răng cũng giống với sâu răng, nhưng do thói quen sử dụng đồ ngọt, chải răng không đúng cách khiến cho men răng bị bào mòn. Mặc dù sún răng không gây ra tình trạng đau đớn nhưng về lâu dài sẽ làm răng bị mòn và tiêu biến dần.
Trẻ em có nên bọc răng sứ không ?
Bọc răng sứ không phù hợp với trẻ em vì có những mặt hạn chế như:
- Phải mài cùi răng trước: Đây là thao tác bắt buộc cần làm khi bọc răng sứ. Thao tác này sẽ làm cho men răng thật bị mài mòn, từ đó gia tăng khả năng bị vi khuẩn tấn công phá huỷ men răng, tổn thương tuỷ răng.
- Làm tổn thương tới cấu trúc xương hàm: Xương hàm của trẻ em dưới 18 tuổi còn chưa được hoàn thiện nên cần xem xét thật kỹ lưỡng trước khi bọc răng sứ.
- Tuổi thọ răng sứ không cao: Trung bình răng sứ sẽ có tuổi thọ khoảng 15 – 25 năm nhưng không thể tồn tại mãi mãi. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ thực hiện bọc răng sứ tay nghề không cao hoặc nha khoa sử dụng răng sứ nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng sẽ dẫn đến tuổi thọ của răng sứ sẽ không lâu dài.
Đối với riêng đối tượng trẻ em, hầu hết bác sĩ đều khuyến cáo không nên bọc răng sứ. Đặc biệt là nếu răng của những đứa trẻ chỉ còn là những chiếc răng sữa. Bởi khi tới tuổi trưởng thành, răng sữa sẽ được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn. Việc bọc sứ không chỉ làm gián đoạn quá trình mọc răng, gây hại tới cả răng thật và bọc răng sứ.
Xem thêm: Bọc răng sứ có rủi ro không ?